FORUM'S 12A8 ----- 2007-2008
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chọn nghề: "Phải biết mình đứng ở đâu” (nguồn vietnamnet.vn)

Go down

Chọn nghề: "Phải biết mình đứng ở đâu” (nguồn vietnamnet.vn) Empty Chọn nghề: "Phải biết mình đứng ở đâu” (nguồn vietnamnet.vn)

Bài gửi  Admin Fri Apr 11, 2008 1:13 pm

Giới trẻ: “Phải biết mình đứng ở đâu”



Tại buổi giao lưu, các câu hỏi được đưa ra nhiều nhưng căn cứ vào tần số xuất hiện, có thể thấy mâu thuẫn giữa năng lực với sở thích của giới trẻ là vấn đề đang rất được quan tâm.



Bạn Diệu Ngọc, đến từ Hà Nội đưa ra câu hỏi: “Đứng trước việc lựa chọn một nghề nghiệp, giới trẻ có rất nhiều sở thích, có rất nhiều ước mơ, mong mỏi nhưng khả năng của họ chỉ có hạn. Lời khuyên nào cho họ?”.



Ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp trả lời: “Điều quan trọng nhất, khó khăn nhất của giới trẻ là phải biết mình đang đứng ở đâu. Nghĩa là phải biết năng lực của mình có những gì.



Không chỉ nói riêng năng lực trí tuệ, giới trẻ cần tính tới năng lực kinh tế, năng lực sức khoẻ… Bởi có một thực tế là nhiều gia đình, dù con đã đỗ ĐH nhưng vẫn không thể cho con theo học vì không đáp ứng được các nhu cầu học tập, sinh sống. Do đó, để tránh được những rủi ro của việc “nhầm đường”, các em phải tự khám phá bản thân mình”.



Trên một phương diện khác, Tiến sĩ Trịnh Hoà Bình đến từ Viện Xã Hội Học khẳng định: “Mong muốn của giới trẻ không phải bao giờ cũng cân bằng với năng lực. Do đó, các bạn trẻ cần phải xem xét kĩ lưỡng, cân bằng giữa hai bên để có thể chọn cho mình một hướng đi phù hợp nhất”.



Cũng trong vấn đề chọn đường, chọn nghề của bạn trẻ, trao đổi với Tiến sĩ Bình, ông cho biết: “Xu hướng chọn nghề của giới trẻ hiện nay là “Mì ăn liền”! Nghĩa là họ không tìm hiểu về nghề nghiệp, không hiểu về bản thân mình. Họ chỉ cần có một trường học để giải phóng áp lực, ra trường chỉ cần một nghề nghiệp để giải phóng nhu cầu công ăn việc làm và kiếm sống. Vô hình chung, họ đã hi sinh cả sở thích của mình mà vẫn không chọn đúng ngành nghề theo học.



Mặt khác, cũng xuất phát từ chính tâm lí “ăn xổi” nên các bạn trẻ có xu hướng bắt chước lẫn nhau. Chỉ cần nghe thấy tên một nghề, nhìn thấy cách vận hành của nó là có khi các bạn đã … thích mà không hề đếm xỉa đến việc liệu bản thân mình có độ tương thích nhất định với yêu cầu công việc hay không?”.



Liên quan đến việc “tự khám phá ra năng lực để biết mình đang đứng ở đâu”, một câu hỏi được đặt ra là: “Làm thế nào để giúp bạn trẻ tìm ra “mình là ai” thật sớm để không phải nhầm đường?”



Trả lời câu hỏi, ông Hoàng Ngọc Vinh khẳng định: “Trong nhà trường hiện đã có phần Giáo dục hướng nghiệp nhưng hiệu quả chưa cao. Bộ GD-ĐT sẽ xúc tiến mạnh hơn các chương trình hướng nghiệp, đào tạo các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp không chỉ cho học sinh mà cho tất cả những ai có nhu cầu học tập, tìm việc”.



Còn theo Tiến sĩ Trịnh Hoà Bình thì “ngay từ khi còn trong nhà trường, các em học sinh nên được phân luồng rõ ràng để có thể định hướng tốt hơn”.



ĐH: Đường hẹp nhưng không phải duy nhất




Nhiều phụ huynh cũng tham gia thảo luận
Lễ trao giải còn đồng thời là buổi giao lưu giữa đông đảo người trẻ xoay quanh chủ đề "định hướng vào đời". Họ là những học sinh vừa thi trượt ĐH, có người từng thi trượt ĐH nhưng đã chọn một con đường khác để lập nghiệp và đã thành danh.



Trước câu hỏi “Bằng cấp quan trọng hay năng lực quan trọng”, ông Vinh khẳng định: “Bằng cấp là cái cần nhưng quan trọng hơn cả là những giá trị kết tinh trong tấm bằng ấy. Một cử nhân giỏi, lý thuyết thuộc làu làu nhưng không biết làm việc, không linh hoạt trong xử lý tình huống thì chưa chắc đã được nhận. Nếu có được nhận cũng sẽ bị đào thải sau một thời gian ngắn”.



Ông Vinh nói: “ĐH là con đường tốt để mọi người phấn đấu. Nhưng nó không phải là cánh cửa duy nhất. Trong kì thi ĐH vừa qua, số lượng thí sinh trượt gấp nhiều lần số thí sinh đỗ.



Điều đó cho thấy áp lực thi ĐH là quá lớn. Nhiều em đã quyết tâm ôn thi tiếp chờ đến sang năm. Đó là một lãng phí lớn. Trong khi đó, nếu các em có thể ước chừng được lực học để theo học nghề, các em đã có thể ra trường sớm và thành đạt sớm. Chúng ta có thể học liên thông, và do đó, chúng ta có thể học cả đời nếu muốn”.



Một ví dụ điển hình cho việc này là Lê Mạnh Cường, Trưởng nhóm kĩ thuật của Công ty Phần mềm Hoatech. Cường đã từng thi trượt ĐH nhưng không chán nản, Cường đã có một quyết định táo bạo là không ôn thi tiếp mà đi học lập trình. Ngay sau khi ra trường, Cường đã chính thức có một vị trí trong Công ty Hoatech và hiện là trưởng nhóm kĩ thuật
Admin
Admin
Admin

Nam
Tổng số bài gửi : 593
Age : 33
Registration date : 07/04/2008

https://12a8.forumcanadien.org

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết