FORUM'S 12A8 ----- 2007-2008
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Đáp án thi tốt nghiệp môn Văn đây !!!!!!!!!!! (ko có phần làm văn)

Go down

Đáp án thi tốt nghiệp môn Văn đây !!!!!!!!!!! (ko có phần làm văn) Empty Đáp án thi tốt nghiệp môn Văn đây !!!!!!!!!!! (ko có phần làm văn)

Bài gửi  Admin Thu May 29, 2008 11:00 am

ĐỀ 1 VÀ GỢI Ý THAM KHẢO CÁCH LÀM ĐỀ 1
- MÔN NGỮ VĂN

Câu 1 (2 điểm): Theo anh/chị, Enxa Tơriôlê có vai trò như thế nào trong cuộc đời và thơ ca của Lui Aragông?

Câu 2 (3 điểm): Suy nghĩ của anh/chị về nhan đề tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu?

Câu 3 (5 điểm): Phân tích đoạn thơ sau trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm:

Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thắm bờ hoang
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngã
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu
(Theo Văn học 12, tập một, tr. 79 - 80, NXB Giáo dục - 2006)

BÀI GIẢI GỢI Ý

Câu 1: Vai trò của Enxa Triôlê trong cuộc đời và thơ ca của Lui Aragông:

- Lui Aragông (1897-1982) là nhà thơ, nhà văn lớn của nước Pháp vào thế kỷ XX. Ông đam mê, theo đuổi văn chương trong những năm tháng đầu theo khuynh hướng siêu thực, có tính nổi loạn. Nhưng sau đó tìm thấy cái đẹp ở lí tưởng cộng sản. Năm 1928 ông gặp và yêu Enxa Triôlê, cô gái Nga gốc Do Thái và năm 1932 thì cưới nàng làm vợ.

- Enxa Triôlê là chỗ dựa trong cuộc đời của Lui Aragông và nàng đã chắp cánh thơ, lý tưởng đẹp cho nhà thơ Lui Aragông, động viên nhà thơ trong chiến đấu chống phát xít Đức ở thế chiến thứ 2 cũng như sáng tạo nên những vần thơ sáng ngời lý tưởng cộng sản qua hai tập thơ "Đôi mắt Enxa" và "Anh chàng say đắm Enxa", ông đã thể hiện nổi đau đầy bi kịch của nước Pháp và niềm tin tưởng mãnh liệt của các chiến sĩ anh hùng vượt qua cuộc sống bi thảm ấy.

Câu 2: Suy nghĩ về nhan đề tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu:

Truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh, nhưng ngay từ nhan đề, tác phẩm đã gợi lên ở tâm hồn người đọc về hình ảnh đẹp, lãng mạn, thơ mộng. Tác phẩm in lần đầu có tên là "mảnh trăng". Sao không nói là "vầng trăng" mà chỉ là "mảnh trăng" thôi? Vầng trăng gợi lên sự tròn đầy, hạnh phúc viên mãn. Còn hình ảnh "mảnh trăng" ẩn chứa cảm xúc lãng mạn của nhà văn. Để tăng sức lãng mạn, tác giả đã thêm vào hai từ "cuối rừng"; "Mảnh trăng cuối rừng": hình ảnh đẹp mỏng manh, ánh sáng dịu, nhỏ nhắn và khiêm nhường lại như còn e ấp xa lấp sau những táng lá ngút ngàn của rừng đêm.

Hình ảnh "Mảnh răng cuối rừng" ấy (chứ không phải vầng trăng vằng vặc giữa trời) đã nói lên tình yêu trong thời chiến ác liệt, phải vượt qua bao thử thách, gian nan, tình yêu ấy như đóa hoa mới vừa chớm nở, còn e ấp, đợi chờ, nó thanh cao, trong trẻo và đẹp đến lạ lùng như một bản tình ca khắc khoải, mộng mơ, biêng biếc một màu xanh hi vọng đợi chờ: Câu chuyện tình đẹp lãng mạn như trò chơi ú tim trong cổ tích. Qua vẻ đẹp, lãng mạn của "mảnh trăng cuối rừng", nhà văn như muốn nói lên vẻ đẹp duyên dáng, lấp lánh "chất ngọc" trong sâu kín nơi tâm hồn cô gái trẻ mang tên Nguyệt, nhân vật trọng tâm của tác phẩm, người đọc phải dõi tìm thật lâu mới thấy.

Như vậy "Mảnh trăng cuối rừng" ẩn chứa vẻ đẹp lãng mạn của câu chuyện tình như trò chơi ú tim và vẻ đẹp ẩn kín trong tâm hồn cô gái tên Nguyệt.

----------------------------------

ĐỀ 2 VÀ GỢI Ý THAM KHẢO CÁCH LÀM ĐỀ 2
- MÔN NGỮ VĂN

Câu 1 (2 điểm): Nêu ngắn gọn quá trình sáng tác và các đề tài chính của nhà văn Nguyễn Tuân.

Câu 2 (3 điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về tâm sự của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn thơ sau:

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ xở
Làm nên Đất Nước muôn đời ...
(Đất Nước - trích Mặt đường khát vọng, theo Văn học 12, tập một, tr.249, NXB Giáo dục - 2006)

Câu 3 (5 điểm): Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.

BÀI GIẢI GỢI Ý

Câu 1: Quá trình sáng tác và các đề tài chính của nhà văn Nguyễn Tuân:

a) Trước Cách Mạng tháng Tám:

- Là cây bút tiêu biểu cho làng văn xuôi lãng mạn thời kỳ phát triển cuối cùng.

- Tác phẩm tiêu biểu: Vang bóng một thời (1940); Tùy bút I (1941); Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Một chuyến đi (1941); Tóc chị Hoài (1943); Tùy bút II (1943)… Ông viết về những điều tâm huyết, về những nét đẹp trong truyền thống văn hóa của dân tộc mà nay còn vang bóng, bên cạnh đó là những cảnh đẹp trên quê hương qua quá trình di chuyển, xê dịch đầy lãng mạn tài hoa của ông.

Trước cách mạng, nhiều lần ông tuyên bố bênh vực quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật, nhưng trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của mình, ông luôn thể hiện niềm tự hào dân tộc sâu sắc, sự tôn trọng, khâm phuc những giá trị văn hoá cổ truyền của quê hương.

b) Sau Cách Mạng tháng Tám:

- Nguyễn Tuân đã sống những ngày đổi đời của dân tộc nên cũng như nhiều nhà văn khác, ông đã quyết tâm “lột xác” hòa mình vào cuộc sống rộng lớn của nhân dân.

- Năm 1946, chuyến đi đầu tiên của ông trong cuộc đời mới là tham gia đoàn sáng tác văn nghệ đi vào mặt trận Nam Trung bộ đánh Pháp.

- Năm 1948 lên đường ra Việt Bắc dự Đại hội văn hóa và Hội nghị văn nghệ toàn quốc. Ông được bầu làm Tổng thư ký đầu tiên của Hội Văn nghệ Việt Nam.

- Trong kháng chiến chống Pháp, ông đã dự nhiều chiến dịch với bộ đội ở Tây Bắc, Đông Bắc, vào vùng sâu địch hậu Bắc Ninh để viết về du kích chống càn.

- Tác phẩm tiêu biểu: Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1950); Tùy bút kháng chiến (1955)…

- Trong kháng chiến chống Mỹ, ông đã đặt chân đến nhiều nơi tuyến lửa: Vĩnh Linh, cầu Hiền Lương, Quảng Bình… ngược sông Đà hiểm trở và ngang dọc khắp các miền Than Uyên, Quỳnh Nhai, Sơn La… để liên tiếp cho ra đời những bài tùy bút, bút ký nóng hổi tính thời sự và mang dấu ấn nghệ thuật độc đáo.

- Tác phẩm chính: Sông Đà (1960); Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972); Ký (1976)…

Như vậy, đề tài của ông hướng về nhân dân, về kháng chiến, về cuộc sống mới và con người mới.

Câu 2: Đoạn thơ Đất Nước được trích trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, được sáng tác vào mùa đông năm 1971, nhà thơ bộc lộ tấm lòng yêu quê hương đất nước và ca ngơi truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc mình. Với đoạn thơ sau:

Em ơi em Đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời…

Nhà thơ đã bộc lộ tâm sự của mình về vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ trong cuộc chiến đấu chống xâm lược và sự tự ý thức sâu sắc về Đất nước, về nhân dân qua những trải nghiệm của chính mình.

Đất nước có trong mỗi cá nhân, đất nước kết tinh trong mỗi con người. Bởi vì mỗi cá nhân không chỉ là riêng mình mà còn là của đất nước. Mỗi cuộc đời đều thừa hưởng được những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc. Cho nên tác giả nhắn nhủ chúng ta phải có trách nhiệm với đất nước. Lời nhắn nhủ ấy là với “em” nên nó có tính chất tâm sự riêng tư. Và đó là cả tấm lòng và ân tình của nhà thơ, là sự gắn bó sâu nặng với nhân dân đất nước trong quá trình chiến đấu gian khổ.

Đất nước không ở đâu xa mà kết tinh, hóa thân trong mỗi người. Sự sống mỗi cá nhân chỉ tồn tại và có ý nghĩa khi biết gắn bó và san sẻ cùng nhân dân và đất nước. Mỗi cá nhân phải có trách nhiệm gìn giữ, phát triển nó, truyền lại cho các thế hệ tiếp theo. Mỗi người phải biết hóa thân cho sự tồn tại về hình thức (dáng hình) và nội dung, truyền thống tình yêu và sự bất tử muôn đời.

Đoạn thơ như một lời nhắn nhủ với thế hệ trẻ về trách nhiệm với đất nước, tuy là đoạn thơ chính luận nhưng người đọc không cảm thấy là những lời “giáo huấn” mà chỉ như một lời tự nhủ, tự dặn mình, chân thành, tha thiết…
Admin
Admin
Admin

Nam
Tổng số bài gửi : 593
Age : 33
Registration date : 07/04/2008

https://12a8.forumcanadien.org

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết